Quấy rối là một hình thức của hăm dọa và gây áp lực, và ở Nhật Bản, lạm quyền (tiếng Nhật gọi là パワハラ/Pawa Hara) và quấy rối tình dục (tiếng Nhật gọi là セクハラ/Seku Hara) là 2 trong số những từ thường được sử dụng ở Nhật khi nói về việc một ai đó lạm dụng uy quyền của họ để bắt nạt hoặc quấy rối người khác.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng có nhiều hơn 2 hình thức hăm dọa và uy hiếp nói trên?
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn tất cả các thuật ngữ cùng khái niệm chi tiết đi kèm liên quan tới vấn đề hăm dọa và uy hiếp trong xã hội Nhật Bản.
Lạm dụng quyền lực để uy hiếp người khác cũng là 1 trong số các hình thức thường xảy ra trong môi trường công sở và người uy hiếp thường là lãnh đạo cấp trên, những người có vị trí cao hơn hoặc những người có nhiều mối quan hệ trong công ty. Nạn nhân thường là người có chức vụ thấp hơn, chịu ảnh hưởng về mặt tinh thần và thể chất từ cấp trên, dẫn tới những bệnh trầm cảm, đôi khi có thể dẫn tới quyết định tồi tệ nhất, đó là tự tử.
Giống như tên gọi, uy hiếp đạo đức là hình thức uy hiếp tinh thần được biểu hiện bằng hành động hoặc lời nói.
Ví dụ có thể dễ dàng thấy khi bạn cùng lớp, giáo viên, cha mẹ không quan tâm bạn, hoặc những nỗ lực của bạn không được công nhận và bạn chịu những tổn thất về mặt tinh thần vì những hành động của họ.
Ở Nhật, các buổi nomikai 飲み会 (tiệc công ty) giữa đồng nghiệp khá phổ biến. Đáng tiếc, có một số trường hợp dẫn tới việc ép người khác uống bia (rượu), hoặc tham gia trò chơi thi uống bia (rượu) mà không quan tâm đến ý muốn và sức khỏe của đối phương, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và có cả những trường hợp bất tỉnh do rượu.
Thường thì các giáo viên sẽ có những hành động như cấm học sinh sử dụng các tài liệu học tập, không ghi tên học sinh trên các bài luận văn hoặc nghiên cứu khoa học mà không hề có lý do chính đáng, vì vậy chúng ta có thể hình dung đó là hình thức bạo lực mà nạn nhân là các học sinh.
Thậm chí, có trường hợp giáo viên quấy rối tình dục học sinh, như đặt ra những câu hỏi không phù hợp như: “Em có người yêu chưa?”. Tệ hơn là động chạm vào cơ thể của học sinh hoặc yêu cầu học sinh cởi áo hoặc nới lỏng cúc áo nhân danh “giáo dục”.
Cũng khá giống với hình thức bạo lực học đường được nhắc đến ở trên, điều khác biệt là đối tượng uy hiếp là các senpai (học sinh lớp trên/ tiền bối) và nạn nhân là các kouhai ((học sinh lớp dưới/ hậu bối).
Quấy rối tình dục, tiếng Nhật là Seku Hara, thường diễn ra giữa nam và nữ, tuy nhiên, thường thì trong trường hợp này, phụ nữ là nạn nhân của những kẻ lạm quyền thường là phái mạnh.
Trong xã hội Nhật Bản, seku hara chủ yếu được chia thành 2 loại: loại ép buộc, và loại tấn công bằng từ ngữ hoặc hành động đụng chạm.
Loại thứ nhất thường xảy ra trong các công ty hoặc trường học, và thường do những người ở vị trí cao trong môi trường đó, lạm dụng chức vụ và quyền hành để ép buộc người khác ở vị trí thấp hơn, làm theo những yêu cầu thông thường hoặc liên quan tới tình dục, sau đó yêu cầu họ giữ im lặng nếu họ muốn một thứ gì đó để “bồi thường” hoặc họ sẽ bị đuổi việc/ đuổi học.
Loại thứ hai của quấy rối tình dục thường xảy ra trong các công ty, ví dụ, khi đồng nghiệp sử dụng những từ ngữ gợi dục, những câu hỏi liên quan tới tình dục hoặc có những hành động đụng chạm mà không được sự đồng ý của đối phương.
Các bạn có thể dễ dàng đoán được khái niệm về hình thức phân biệt giới tính này. Những lời nói mang tính tấn công bạn có liên quan tới tính cách và giới tính, ngay cả khi đó là một trò đùa, thì vẫn khó mà chấp nhận được. Một ví dụ điển hình là “Đàn ông gì mà ẻo lả như phụ nữ” hoặc “con gái mà ăn nhiều thế em”.
Đây là kiểu bạo lực tinh thần thường xảy ra đối với những nạn nhân của bất kỳ hình thức quấy rối hoặc chèn ép nào trong bài này, nhưng khi họ cố gắng đưa vấn đề với đồng nghiệp hoặc cấp trên nhưng lại bị đổ lỗi là người tạo ra sự kích thích hoặc nhận lời khuyên nên chịu đựng bởi vì điều đó là thường xảy ra với hầu hết mọi người.
Đây là hình thức sử dụng tin nhắn, văn bản, ngôn ngữ để tấn công các nạn nhân thường là phái nữ. Ví dụ, có một cô tên A, viết một bài báo cáo hoặc ý tưởng công việc và trình bày lên cấp trên; và họ hồi âm như thế này: “Cô chỉ là một đứa con gái thì làm sao mà viết được những thứ này” hoặc “Cô A, tôi nghĩ rằng cô giống như một thằng đàn ông khi nhìn cách cô viết bài báo cáo này”; một kiểu kinh điển của Teku Hara.
Hiện nay có rất nhiều kiểu tấn công khác, ví dụ như: tấn công bằng mùi, bạo lực thú cưng, bao lực bệnh viện, tấn công bằng kỹ thuật công nghệ, bạo lực tình yêu… Có thể nói, hầu hết các hình thức đều bắt nguồn từ bạo lực tình dục và lạm quyền. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, hãy comment phía dưới và chia sẻ suy nghĩ của bạn về vấn đề này.